Vào mùa mưa, nhất là trong những mùa có những cơn mưa lớn kéo dài, đây cũng chính là thời điểm làm cho các yếu tố môi trường trong ao biến động mạnh. Do đó, để không lo tôm bị mềm vỏ và ruột yếu vào mùa mưa thì bà con cần quản lý được 4 yếu tố sau.
1. Vào mùa mưa số đo môi trường ao nuôi tôm biến động mạnh
Khi trời mưa cần tăng cường chạy quạt, oxy cho tôm và xả bớt nước tầng mặt do nước mưa tích trữ.
Độ kiềm thích hợp cho tôm nuôi trong khoảng 100 – 180 mg/l. Tuy nhiên, vào mùa mưa độ kiềm ao tôm sẽ giảm lại và gây mềm vỏ tôm.
Khi ao nuôi có khí độc cao sẽ dễ làm cho tôm yếu và nhiễm bệnh. Vì thế, vào mùa mưa bà con cần siphon và thay nước ao thường xuyên, đồng thời, sử dụng vi sinh để xử lý mạnh các chất dơ, nhớt đáy, làm giảm cợn và làm sạch nước ao tôm.
2. Khuẩn hại, nấm và ký sinh trùng phát triển mạnh trong ao tôm vào mùa mưa
Có thể nói khuẩn hại, nấm và ký sinh trùng là những yếu tố trực tiếp gây bệnh trên tôm vào mùa mưa. Những cơn mưa sẽ rửa trôi các chất dơ, chất phèn,.. trên bờ bao xuống ao. Đồng thời, vào mùa mưa các nhóm vi khuẩn Vibrio và ngoại ký sinh có sẵn trong ao tôm cũng sẽ phát triển. Gây ra bệnh nấm và ruột yếu cho tôm.
3. Ngừa tôm bị mềm vỏ nhờ bổ sung khoáng chất và vitamin C trong mùa mưa
Vào mùa mưa, tình trạng tôm lột đồng loạt, mềm vỏ, sốc nhiệt và ruột yếu,.. diễn ra thường xuyên thì việc bổ sung khoáng cứng vỏ và C chống sốc cho tôm là vô cùng cần thiết.
Tôm cứng chắc vỏ sau những ngày mưa
4. Vào mùa mưa cho tôm ăn hợp lý là rất quan trọng
Cũng giống như các loài thủy sản khác, vào mùa mưa thì tôm cũng sẽ giảm ăn. Vì thế, bà con nên chủ động giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn. Điều này nhằm hạn chế thức ăn dư thừa làm đáy ao dơ, hôi nước và sinh ra khí độc.
Trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm