Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm, phân loại và cách bảo quản dụng cụ thí nghiệm thủy tinh. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.
Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến trong các trường học và trung tâm nghiên cứu. Dụng cụ bảo quản dụng dịch, đo lường hóa chất này được sử dụng với chức năng hỗ trợ cho quá trình thí nghiệm trở nên an toàn và hiệu quả hơn. Thông qua bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm và cách bảo quản các loại dụng cụ thủy tinh này. Hãy xem ngay.
1. Đặc điểm của dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh có vai trò quan trọng trong các cuộc thí nghiệm ở trường học, bệnh viện và các trung tâm nghiên cứu nói chung. Loại dụng cụ này có các đặc điểm riêng biệt như sau:
- Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh được chế tạo từ nguyên liệu chính là cát silica, có khả năng chịu chịu được nhiều hóa chất, cho phép phân tích chính xác hàm lượng, định tính, định lượng.
- Được làm từ vật liệu có khả năng chống chịu tốt, độ bền tối ưu, an toàn với người sử dụng.
Hầu hết các dụng này được làm từ thủy tinh trung tính nên có khả năng chịu được tác động của hóa chất thí nghiệm, dung dịch có ăn mòn cao, kể cả sự sốc nhiệt.
2. Các loại dụng cụ thí nghiệm thủy tinh
2.1 Ống nghiệm thủy tinh
Các loại ống nghiệm thủy tinh là dụng cụ được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm với công năng chứa hóa chất dạng lỏng và rắn. Loại dụng cụ này có dạng hình trụ, đáy tròn với nhiều kích cỡ khác nhau.
2.2 Pipet thủy tinh
Pipet thủy tinh là loại ống nghiệm dài, miệng rất nhỏ hẹp. Loại dụng cụ thí nghiệm thủy tinh này thường được dùng chiết xuất và phân phối lượng chất lỏng từ nơi này sang nơi khác. Hiện nay có 02 loại Pipet đang được sử dụng phổ biến là:
- Pipet thủ công dùng lực từ quả bóp hút, thường là bóp cao su có dạng bầu.
- Pipet tự động dùng lực từ van hút tự động.
2.3 Cốc đong
Đây là dụng cụ thí nghiệm thủy tinh trong suốt, có vạch chia thể tích. Dụng cụ này có chức năng giúp đo lường dung dịch hay chất rắn một cách chính xác.
2.4 Các loại bình thủy tinh
Hiện nay, các dạng bình thủy tinh đang được sử dụng phổ biến hiện nay là bình thủy tinh dạng hình tam giác, bình cầu và bình định mức. Mỗi loại bình sẽ thích hợp cho việc thực hiện phản ứng hóa học thông thường hay phản ứng xúc tác nhiệt.
2.5 Chai chứa thủy tinh
Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh này giúp lưu trữ các hóa chất dạng bột, đặc biệt là các hóa chất có khả năng ăn mòn plastic. Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng chai chứa thủy tính khác nhau như chai trung tính, chai đựng mẫu, chai nâu cổ mài, chai trắng cổ mài, chai lấy mẫu vi sinh,… Mỗi loại có cấu tạo cũng như các chức năng khác nhau.
2.6 Đũa thủy tinh
Đũa thủy tinh có hình dạng tương tự một chiếc đũa thông thường. Dụng cụ này dùng để khuấy hóa chất, có khả năng chống ăn mòn, chống axit và chịu nhiệt lên đến 1200 độ C.
3. Cách bảo quản dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm
Dụng cụ thủy tinh là thiết bị quan trọng trong công việc thí nghiệm. Do đó, các dụng cụ này cần được bảo quản đúng cách để đạt hiệu quả sử dụng tối ưu cũng như kéo dài tuổi thọ.
3.1 Xử lý dụng cụ thí nghiệm thủy tinh trước khi rửa
Trước khi rửa dụng cụ thí nghiệm, bạn cần phải tiến hành xử lý các bước ban đầu như sau:
- Đối với dụng cụ chưa qua sử dụng: Ngâm trong nước hoặc dung dịch axit sunfuric loãng trong 24 giờ. Sau đó, rửa lại bằng nước xà phòng cho đến khi kết quả kiểm tra đạt pH trung tính.
- Đối với các loại dụng cụ đã sử dụng: Khử trùng bằng hơi nước áp suất cao trong nồi hấp vô trùng. Tiếp đến, rửa dụng cụ bằng nước có chứa xà phòng phòng cho cho đến khi đo được độ pH trung tính.
3.2 Cách rửa dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm
Sau khi thực hiện xử lý như trên, bạn cần phải tiến hành rửa dụng cụ thủy tinh thông qua 04 bước dưới đây:
- Bước 01: Tiến hành tháo nút bông và các chất trong dụng cụ thí nghiệm. Tiếp đó, dùng nước để loại bỏ hết các cặn bẩn.
- Bước 02: Lau các ký hiệu ghi trên thân dụng cụ thí nghiệm bằng giấy nhám đã thấm qua xà phòng hoặc cồn.
- Bước 03: Cọ phần lòng của các dụng cụ bằng khăn mềm lau sạch mặt bên ngoài. Tiến hành cọ bằng chổi rửa chuyên dụng.
- Đối với pipet: ngâm trong dung dịch sunfocromat 24 giờ, đặt sang bình rửa pipet tự động qua đêm hoặc rửa thủ công bằng nước xà phòng, sau đó tráng lại bằng nước cất.
- Đối với các dụng cụ dính dầu mỡ, cặn bẩn: ngâm trong dung dịch sulfocromic 2 – 3 giờ trước khi rửa.
- Bước 04: Sử dụng thiết bị chuyên dụng để tiến hành rửa dụng cụ.
3.3 Khử trùng dụng cụ thí nghiệm hóa học bằng thủy tinh
Có 2 cách để khử trùng dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh đang được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là khử trùng bằng tủ sấy và khử trùng bằng nồi hấp.
- Đối với cách khử trùng bằng tủ sấy: Duy trì nhiệt độ từ 160 – 180 độ C trong vòng 1 giờ và chờ đến khi nhiệt độ thường thì lấy dụng cụ ra.
- Đối với cách khử trùng bằng nồi hấp: Duy trì ở nhiệt độ 120 – 125 độ C trong vòng 30 phút, sau đó sấy cho thật khô.
Để mua các mẫu dụng cụ thí nghiệm thủy tinh chất lượng, bạn hãy nhanh tay liên hệ đến số hotline 0934561220-0934563301 của Công ty XNK Hóa Chất Hải Đăng. Nhân viên của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp và đặt hàng.