GRAYSCALE LÀ GÌ? ỨNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Grayscale là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong ngành may mặc. Vậy Grayscale là gì? Phân loại và ứng dụng của Grayscale như thế nào trong cuộc sống? Các bạn hãy cùng Hóa Chất Hải Đăng làm rõ nội dung này trong bài viết bên dưới.

1. Grayscale là gì?

Grayscale được gọi là xám chuẩn hay thước xám. Loại thước này dùng để đánh giá và kiểm tra độ bền màu của các sản phẩm trong ngành may mặc. Điển hình như: sản phẩm nhuộm, mực in…

grayscale-la-gi-1
Grayscale dùng để đánh giá độ bền màu của sản phẩm trong ngành may mặc

Đặc điểm của Grayscale là khả năng chuyển đổi màu sắc trên thanh thước xám rất chậm. Kết quả của giá trị này sẽ được xác định chính xác thông qua máy so màu quang phổ.

2. Mục đích sử dụng Grayscale là gì?

Trong mỗi sản phẩm nhuộm hay vải, độ bền màu luôn được đưa ra phân tích để đánh giá chất lượng. Độ bền màu chính là khả năng kháng lại sự phai màu của nhiệt học, tác động hóa học hoặc cơ học trong quá trình sử dụng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự bền màu như: Loại thuốc nhuộm, kiểu dệt, chất liệu…

grayscale-la-gi-2
Grayscale giúp nhà sản xuất biết được loại thuốc nhuộm vải nào bền màu theo thời gian

Vậy mục đích sử dụng Grayscale là gì? Đó chính là đánh giá độ bền sản phẩm. Thông qua việc đánh giá này, nhà sản xuất sẽ biết được loại thuốc nhuộm nào đảm bảo chất lượng và có độ bền bỉ theo thời gian hay không.

3. Phân loại thước xám Grayscale

Thước xám Grayscale được chia làm hai loại chính là Grayscale for Color change và Grayscale for Staining. Cụ thể:

3.1. Grayscale for Color change

Grayscale for Color change là loại thước xám thay đổi theo màu, thông qua việc so sánh, kiểm tra giữa mẫu thử ban đầu với mẫu thử thứ hai với thang màu xám. Trong trường hợp có sự tương phản quá lớn thì chứng tỏ độ bền màu kém. Ngược lại, sản phẩm nhuộm có độ bền màu cao nếu thang màu không có sự tương phản.

Grayscale for Color change có 5 cấp độ đánh giá tương ứng với độ bền màu như sau:

  • Cấp độ 1

Độ lệch màu của 2 mẫu lớn nhất với sự tương phản giữa màu xám được đánh giá là cao nhất.

Đánh giá cấp độ 1: Bền màu kém.

  • Cấp độ 2

Kết quả so sánh nằm ở ngưỡng trung bình giữa mẫu đã kiểm tra và mẫu ban đầu. Ở cấp độ này, mức độ tương phản màu xám được đánh giá là trung bình.

Đánh giá cấp độ 2: Bền màu đạt mức trung bình.

  • Cấp độ 3

Tương tự như cấp độ 2. Đánh giá cấp độ 3: Bền màu trung bình.

  • Cấp độ 4

Tương tự như cấp độ 3. Đánh giá cấp độ 4: Bền màu trung bình.

  • Cấp độ 5

Sự tương phản giữa hai mẫu thấp nhất. Với sự tương phản thấp nên hai thang xám hiển thị giống hệt nhau và không có sự khác biệt.

grayscale-la-gi-3
Grayscale được phân thành 2 loại chính là Grayscale for Color change và Grayscale for Staining

Đánh giá cấp độ 5: Độ bền màu tốt nhất.

3.2. Grayscale for Staining

Grayscale for Staining là thước xám đo độ dày màu. Loại thước này có cách đo hai mẫu thử tương tự như với thước xám kể trên. Trong đó, mẫu ban đầu không được đánh giá, kiểm tra. Chỉ thực hiện ở mẫu thứ hai và đem so sánh với mẫu thứ nhất.

Điểm khác biệt trong phép đo này chính là thang màu chuẩn. Grayscale for Staining sử dụng thang màu trắng để so sánh thay vì thang xám.

Thước đo Grayscale for Staining có 5 chỉ số màu trắng tương ứng với từng độ bền – cấp độ khác nhau. Cụ thể:

  • Cấp độ 1

Độ lệch màu của hai mẫu là lớn nhất nên có độ tương phản cao nhất.

Đánh giá cấp độ 1: Độ bền màu kém và dây màu quá nhiều.

  • Cấp độ 2

Độ lệch màu hay tương phản của hai mẫu ở mức trung bình. Mặc dù vẫn có sự chênh lệch nhưng chỉ ở mức rất thấp.

Đánh giá cấp độ 2: Dây màu trung bình nên độ bền màu được đánh giá ở mức trung bình.

  • Cấp độ 3

Tương tự như cấp độ 2. Do đó, dây có độ bền màu đánh giá là mức trung bình.

  • Cấp độ 4

Tương tự như cấp độ 3. Độ bền màu ở cấp độ 3 được đánh giá ở mức trung bình.

  • Cấp độ 5

Mức độ tương phản giữa hai mẫu được kiểm tra ở mức thấp nhất với hai thang trắng giống hệt nhau.

Đánh giá độ bền màu ở cấp độ này là cao nhất.

4. Tiêu chuẩn của thước xám

Tiêu chuẩn của thước xám Grayscale là gì? Theo đó tiêu chuẩn này có sự khác biệt tùy yêu cầu của từng khách hàng. Trong đó:

  • Thị trường Mỹ áp dụng tiêu chuẩn AATCC.
  • Thị trường Châu Âu áp dụng tiêu chuẩn ISO, SDC.
  • Thị trường Trung Quốc áp dụng tiêu chuẩn GB.
  • Thị trường Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn ISO.

Thị trường Nhật Bản áp dụng tiêu chuẩn JIS.

grayscale-la-gi-4
Mỗi thị trường sẽ áp dụng tiêu chuẩn thước xám khác nhau

5. Ứng dụng của Grayscale 

Với những phân tích chi tiết về định nghĩa, mục đích và phân loại Grayscale là gì cũng có thể thấy được ứng dụng chính của sản phẩm này. Theo đó, Grayscale được dùng nhiều trong ngành in ấn và may mặc.

Trong thiết kế đồ họa, Grayscale cũng được nhắc đến với vai trò biểu diễn màu sắc. Đây là hệ thống màu biến thiên từ đen đến trắng trong 256 cấp độ.

Ngoài ra, Grayscale còn được biết đến trong ngành in ấn. Chúng hỗ trợ cho việc hiển thị hình ảnh lên các thiết bị số được hiệu quả, sắc nét hơn.

Grayscale có vai trò quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Hy vọng những chia sẻ trên của VietChem đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Grayscale là gì và ứng dụng với cuộc sống. Nếu cần tư vấn nhiều hơn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0934561220 để được hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo