Pipet là gì? Cách sử dụng pipet trong phòng thí nghiệm
Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi pipet là gì, các loại ống hút pipet phòng thí nghiệm. Hãy đọc để nắm rõ chi tiết.
Pipet là gì? Pipet gồm những loại nào? Làm thế nào để sử dụng loại dụng cụ thí nghiệm này đúng cách? Những câu hỏi này được rất nhiều người dùng tìm kiếm. Do đó, trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
1. Pipet là gì? Phân loại ống pipet
Pipet là dụng cụ dùng để hút các loại hóa chất thí nghiệm, dung dịch, bệnh phẩm. Dụng cụ này được sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm hóa học, y học hoặc sinh học. Hiện nay, thị trường có bán nhiều loại Pipet với độ chính xác khác nhau.
Pipet là gì
2. Phân loại pipet
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 loại Pipet dưới đây:
- Pipet bầu chia vạch bằng nhựa hoặc thủy tinh
- Pipet bằng thủy tinh không chia vạch
- Pipet bán tự động một kênh và nhiều kênh
3. Cách sử dụng pipet trong phòng thí nghiệm
3.1 Pipet không chia vạch
Pipet không chia vạch làm từ chất liệu thủy tinh với phần đầu hút đã được hàn kín bằng nhiệt. Loại này cũng thường được gọi là pipet nhỏ giọt, dùng để chuyển lượng nhỏ chất lỏng hoặc chuẩn độ theo thể tích cụ thể.
Ống pipet không chia vạch
Cách sử dụng:
- Sử dụng kẹp bẻ một phần đầu hút của pipet, sau đó tiến hành nối pipet với trợ pipet hoặc quả bóp cao su
- Dùng tay bóp nhẹ phần đầu cao su rồi nhúng phần đầu vào dung dịch cần hút. Lúc này, hãy thả tay ra để hút dung dịch lên
- Dùng tay bóp nhẹ liên tục để đẩy dung dịch ra một cách nhỏ giọt xuống
- Cuối cùng, hãy thực hiện khử trùng rồi bỏ hoặc tiếp tục làm sạch, kéo đầu hút trở lại và làm kín bằng nhiệt để tái sử dụng pipet
3.2 Pipet chia vạch
Pipet chia vạch cũng thường được gọi với tên khác là pipet chia độ. Dụng cụ thí nghiệm này có thiết kế dạng ống dài với các dãy vạch định mức khác nhau tùy vào thể tích dụng cụ. Hiện nay, có 2 loại pipet chia vạch được sử dụng phổ biến là:
- Pipet chia vạch bằng nhựa: Đã được vô trùng, chỉ sử dụng được một lần
- Pippet vạch chia bằng thủy tinh: Có thể tái sử dụng sau khi làm sạch, khử trùng Pipet chia vạch
Cách sử dụng:
- Sử dụng ngón cái và ngón giữa của tay thuận để nắm lấy pipet. Cùng lúc đó, bịt đầu pipet bằng ngón trỏ.
- Nắm chặt vật trợ pipet hoặc quả bóp để hút dung dịch
- Thả quả bóp cao su ra rồi bịt lại phần trên bằng ngón trỏ
- Cầm nắm sao cho pipet ở tư thế thẳng đứng, rồi mở ngón trỏ từ từ để điều chỉnh về vạch cần lấy.
- Thả dung dịch vào ống nghiệm đến vạch xác định
- Thực hiện thả hết toàn bộ, thả đến vạch dưới hay thổi sau khi thả tùy thuộc vào loại pipet
3.3 Pipet bán tự động
Pipet bán tự động có tên tiếng anh là Micropipet. Dụng cụ có cấu tạo gồm 1 đầu tip micropipette sử dụng 1 lần dùng để tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Khi thao tác, bạn có thể thực hiện vặn núm điều chỉnh để hút dung dịch mà không cần bóp như khi sử dụng pipet thông thường.
Pipet bán tự động
Cách sử dụng pipet bán tự động đối với dung dịch có độ nhớt thấp:
- Thực hiện điều chỉnh mức thể tích cần lấy
- Cắm tip micropipette vào đầu pipet
- Dùng tay cầm pipet thẳng đứng theo chiều hút vào của chất lỏng
- Nhấn piton từ từ xuống nấc 1 rồi thả ra cho chất lỏng được hút vào bên trong pipet
- Tiếp tục nhấn piton xuống nấc 2 để đẩy chất lỏng. Lúc này, bạn phải cẩn thận giữ cho pipet luôn thẳng đứng và để đầu tip micropipette chạm vào thành bình
- Cách sử dụng pipet bán tự động đối với dung dịch có độ nhớt cao:
- Điều chỉnh mức thể tích cần lấy
- Cắm típ vào phần đầu pipet rồi ấn piton xuống nấc 2
- Để hút chất lỏng vào trong tip, bạn hãy cắm đầu tiếp trong chất lỏng rồi từ từ thả piton ra
- Lấy pipet ra khỏi bình chứa, loại bỏ những dung dịch thừa bằng cách chạm típ vào thành bình
- Để thả dung dịch vào trong bình nhận, hãy nhấn piton dần dần xuống nấc 1 Lưu ý hãy để pipet được thẳng đứng với bình nhận.
4. Lưu ý khi sử dụng ống pipet là gì?
Để quá trình sử dụng pipet an toàn và đạt hiệu quả như mong muốn, bạn cần biết đến một số điều lưu ý dưới đây:
- Bạn nhất thiết phải cẩn trọng khi hút các chất lỏng là dung môi hữu cơ. Bởi vì nếu làm không cần thận thì dung môi sẽ dễ bị văng ra ngoài, bay trong không khí và gây ảnh hưởng đến đường hô hấp con người
- Bạn không nên để pipet gần các nguồn nhiệt như đèn cồn vì pipet làm từ nhựa và có chứa dung dịch dễ gây cháy, rất nguy hiểm
- Bạn không được thực hiện hấp khử trùng pipet vì hình dạng của chúng có thể bị thay đổi ở nhiệt độ cao
- Đối với đầu tip của micropipet, bạn chỉ nên sử dụng một lần. Sau đó, hãy tiệt trùng chúng bằng hấp khử trùng
- Thông thường, thời gian kiểm tra hiệu chuẩn cho pipet là tối thiểu 6 tháng/lần. Riêng đối với ngành dược phẩm và công nghiệp thực phẩm thì cần được hiệu chỉnh 3 tháng/ lần. Trong khi đó, pipet trong lĩnh vực pháp y thì nên được hiệu chuẩn hàng tháng
- Bạn hãy cất giữ pipet theo chiều dọc trên giá đỡ chuyên biệt. Giá đỡ thường có các chân đế để sạc pin, rất thích hợp để cất giữ các loại pipet điện tử. Đặc biệt, hiện nay có các loại giá đỡ pipet thông minh cho phép điều khiển trực tiếp các pipet điện tử
5. Hướng dẫn làm sạch ống hút thí nghiệm pipet
Sau mỗi lần sử dụng pipet, bạn phải làm sạch ngay để đảm đảm dụng cụ không bị nhiễm khuẩn do hóa chất còn sót lại. Khi tiến hành làm sạch, bạn hãy làm sạch bề mặt trong của Pipet bằng cách tráng với dung dịch nước cất. Bạn nên thực hiện bước này 2-3 lần. Sau đó, bạn hãy tráng toàn bộ Pipet với nước cất để loại bỏ hoàn toàn chất hóa học, bụi bẩn bên trong và bên ngoài
Qua bài viết trên, Công ty XNK Hóa Chất Hải Đăng mong rằng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc pipet là gì, cách sử dụng các loại ống hút thí nghiệm này. Nếu muốn mua loại ống hút pipet này, bạn có thể liên hệ cho đơn vị chúng tôi qua 0934561220 để được tư vấn đặt mua, thanh toán.